Trong thời gian qua, có nhiều thông tin về việc lực lượng Đội CSGT số 2, thuộc phòng CSGT CATP Hà Nội "cắm chốt" tại đường Võ Chí Công, phường Xuân La, Q.Tây Hồ, TP Hà Nội có nhiều dấu hiệu làm trái quy định, quy trình trong công tác và có dấu hiệu tiêu cực.
Ảnh này cắt từ Video mà người dân thu thập được (Xem đoạn Video này rất rõ và rất đáng quan tâm vì...)
Theo ghi nhận, vào sáng ngày 17/02/2021, tại đường Võ Chí Công, phường Xuân La, Q.Tây Hồ, TP Hà Nội có một tổ công tác được biết là của đội CSGT số 2, thuộc phòng CSGT, CATP Hà Nội "làm nhiệm vụ" "chốt chặn" để "bắt giữ, xử lý" các trường hợp vi phạm đi trên đường Võ Chí Công.
CSGT và người vi phạm tiếp xúc quá gần nhau không đảm bảo thực hiện theo "khuyến cáo" "5K" trong phòng chống dịch Covid-19
Theo quan sát khoảng gần 02 tiếng đồng hồ, "tổ công tác" của đội CSGT số 2, CATP Hà Nội đã "dừng và xử lý" rất nhiều trường hợp- Có thể lên tới gần trăm trường hợp, nhưng không hiểu "tổ công tác" đã lập được bao nhiêu biên bản vi phạm vì rất nhiều trường hợp vi phạm vào gặp "cán bộ xử lý" tại cửa xe ô tô tải của lực lượng CSGT rồi hai bên (CSGT và người vi phạm) trao đổi nhau "vật gì" (có vẻ giống như hành vi đưa tiền và nhận lại giấy tờ)?!, rồi người vi phạm ra về và không thấy ký vào giấy tờ hay biên bản vi phạm gì(?!). Có nhiều dấu hiệu "tham nhũng, tiêu cực" đã xảy ra. Bên cạnh đó, quá trình tiếp xúc trong khi xử lý vi phạm không đảm bảo khoảng cách theo quy định để phòng chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo "5K" của Bộ y tế.
Nhìn hình ảnh này không giống lực lượng đang đi tuần tra mà giống đang "cắm chốt phục kích"
Người dân bức xúc nói, liệu CSGT "lập chốt" như vậy đã đúng chưa? vì sao "nơi xử lý vi phạm" lại nằm trong Capin của xe ô tô, có cửa xe ô tô và đầu xe ô tô che chắn có vẻ "kín đáo đáng ngờ" và nếu đây là lực lượng tuần tra thì sao lại "cắm chốt" lâu như vậy? Việc xử lý cũng có vẻ "không minh bạch và không đàng hoàng"?
Xe máy của người vi phạm giao thông được để ngay dưới lòng đường
Dư luận đang đặt nhiều câu hỏi, việc "cắm chốt" này có được phép của Giám đốc CATP Hà Nội không? Việc "bắt xe" rồi xử lý đã đúng quy trình quy định chưa ? Xe ô tô của cảnh sát giao thông được để trên vỉa hè làm nơi "xử lý phạt" có đúng không ? Nhiều xe máy bị CSGT "dừng xe" lại được để dưới lòng đường để "chờ xử lý" như vậy đã đúng quy trình chưa?.v.v.
Ngày 15-01-2020, thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về việc người dân có quyền giám sát lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình chính thức có hiệu lực. Theo đó, từ ngày 15-01-2020, người dân có quyền giám sát lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình. Theo quy định, người dân sẽ có 5 cách giám sát lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thứ nhất, thông qua các thông tin công khai của công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ hai, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật. Thứ ba, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ. Thứ tư, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Thứ năm, giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.
Kính đề nghị Thanh tra Bộ Công An, Cục CSGT, Giám đốc CATP Hà Nội, trưởng phòng CSGT CATP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý theo quy định, tránh để người dân và dư luận bức xúc, mất niềm tin vào lực lượng CSGT.
Công lý